Danh sách 28 việc nhà trai cần chuẩn bị trước lễ cưới

1. Danh sách việc nhà trai cần chuẩn bị trước lễ cưới 3-4 tháng

  1. Tân trang nhà cửa
  2. Chọn địa điểm + studio chụp hình cưới
  3. Chuẩn bị trang phục cho người thân trong nhà
  4. Đặt sính lễ cho tráp xin dâu
  5. Mua nhẫn cưới và trang sức
  6. Chuẩn bị tiền nạp tài
  7. Lên danh sách khách mời
  8. Chọn địa điểm tổ chức tiệc cưới

2. Danh sách các việc nhà trai cần làm trước lễ cưới 1-2 tháng

  1. Mời họ hàng tham dự lễ rước dâu
  2. Đặt trang trí gia tiên nhà trai
  3. Đặt ekip quay chụp
  4. Chọn đội bưng quả
  5. Mời chủ hôn
  6. Thử váy cưới, vest cho cô dâu và chú rể
  7. Đặt in thiệp cưới
  8. Đặt phương tiện di chuyển ngày cưới
  9. Chụp ảnh cưới
  10. Lên kịch bản cưới
  11. Viết thiệp mời

3. Danh sách các việc nhà trai cần làm trước lễ cưới 1 tuần:

  1. Mời thiệp cưới
  2. Lau dọn bàn thờ gia tiên
  3. Soạn bài phát biểu trong lễ rước dâu
  4. Đặt hoa cưới cầm tay và cài áo
  5. Đặt chỗ trang điểm cho mẹ chú rể
  6. Bỏ phong bì lì xì cho đội bưng quả
  7. Phân công và diễn tập trước ngày cưới
  8. Thử lại trang phục cưới
  9. Xác nhận lại tất cả dịch vụ đặt hàng

1. Danh sách việc nhà trai cần chuẩn bị trước lễ cưới 3- 4 tháng

1.1 Tân trang nhà cửa:

  • Sơn sửa, sắp xếp và dọn dẹp nhà cửa khang trang, sạch sẽ để tiếp đón họ hàng, bạn bè, quan khách tới chung vui
  • Mua sắm đồ dùng cho phòng tân hôn: Nệm, chăn, ga, gối, giường, tủ, bàn trang điểm…

1.2 Chọn địa điểm + studio chụp hình cưới

  • Xác định hạn mức và chi phí có thể đầu tư cho album cưới
  • Tìm hiểu các studio thông qua người thân, bạn bè, công cụ tìm kiếm google, facebook…
  • Tham khảo trang phục dâu rể, phong cách make up, tìm hiểu album cưới của các studio trong danh sách studio bạn thấy ưng ý
  • Quyết định chụp ở phim trường hoặc địa điểm ngoại cảnh
  • Đến trực tiếp studio để tham khảo dịch vụ

1.3 Chuẩn bị trang phục cho người thân trong nhà

  • Thuê hoặc may riêng trang phục cho ba mẹ
  • Tìm mua phụ kiện: thắt lưng, caravat, giày… cho hai nhân vật chính.

1.4 Đặt sính lễ cho tráp xin dâu:

  • Số lượng và các vật phẩm sửa soạn tráp sính lễ xin dâu thường do nhà trai chuẩn bị theo yêu cầu của nhà gái hoặc dựa trên thỏa thuận của hai gia đình trong lễ hỏi trước đó.
  • Nếu gia đình cô dâu là người miền Nam, nhà trai không thể quên chuẩn bị một cặp nến (đèn cầy) có chạm khắc hình long phượng để đem tới tặng nhà gái và thắp trên bàn thờ tổ tiên.

 

danh-sach-cac-viec-nha-trai-can-lam-truoc-ngay-cuoi

1.5 Mua nhẫn cưới và trang sức:

  • Cặp nhẫn cưới cho cô dâu-chú rể
  • Một bộ trang sức mà mẹ chồng sẽ trao cho con dâu trong lễ gia tiên ở nhà gái: thường bao gồm một kiềng vàng, một lắc tay vàng và một đôi hoa tai vàng 24K hoặc 18K

1.6 Chuẩn bị tiền nạp tài:

  • Tiền nạp tài không chỉ là cách thức để nhà trai san sẻ một phần chi phí tổ chức đám cưới với nhà gái mà còn là lòng cảm ơn bậc sinh thành của cô dâu đã có công nuôi dưỡng, dạy dỗ con gái nên người như ngày hôm nay

1.7 Lên danh sách khách mời:

  • Chuẩn bị danh sách khách mời từ sớm để tránh bị bỏ sót những người quan trọng và dự tính trước số bàn để đặt tiệc tại nhà hàng

1.8 Chọn địa điểm tổ chức tiệc cưới

  • Xác định hạn mức và chi phí dành cho đãi tiệc tại nhà hàng
  •  Tìm hiểu các nhà hàng tiệc cưới thông qua người thân, bạn bè, công cụ tìm kiếm google, facebook…
  • Tham khảo thực đơn, chi phí, cảm nhận thực tế của khách hàng về chất lượng dịch vụ của các nhà hàng trong danh sách mà bạn thấy ưng ý
  • Đến trực tiếp nhà hàng để tham khảo dịch vụ

Nếu như bạn vẫn băn khoăn không biết nên chọn địa điểm nào thì có thể tìm tới với Melisa Center để được hỗ trợ. Hiện Melisa Center đang là nhà hàng tổ chức tiệc cưới được rất nhiều cặp đôi tại TPHCM lựa chọn bởi dịch vụ cung cấp chuyên nghiệp, chất lượng, có tính chỉn chu cao. Hơn nữa, mức chi phí dịch vụ tại Melisa Center cũng rất hợp lý, một bàn tiệc với giá từ 3.490.000 VNĐ/bàn đã có thực đơn đa dạng món ăn từ Âu đến Á. Dễ dàng đáp ứng được mọi nhu cầu của các cặp đôi.

danh-sach-cac-viec-nha-trai-can-lam-truoc-ngay-cuoi

2. Danh sách việc nhà trai cần chuẩn bị trước lễ cưới 1-2 tháng:

2.1 Mời họ hàng tham dự lễ rước dâu:

  • Lập một danh sách và mời họ hàng tham dự nghi lễ rước dâu, đồng thời thống nhất số lượng có thể tham gia và kế hoạch về thời gian

2.2 Đặt trang trí gia tiên nhà trai:

  • Bàn thờ gia tiên, cổng hoa, bàn ghế hai họ, hoa tươi, bình trà, ly tách

danh-sach-cac-viec-nha-trai-can-lam-truoc-ngay-cuoi

2.3 Đặt ekip quay chụp:

  • Tùy theo nhu cầu muốn lưu lại kỷ niệm theo kiểu truyền thống hay phóng sự mà gia đình và cặp đôi có thể đặt ekip chụp ảnh cưới hoặc quay phim để tránh trường hợp Studio cứng lịch vào những ngày cao điểm mùa cưới.

2.4 Chọn đội bưng quả:

  • Mời bạn bè, đồng nghiệp thân thiết của mình tham gia đội bưng quả. Nếu không đủ số lượng có thể chọn dịch vụ thuê đội bưng quả
  • Thống nhất trang phục hoặc thuê trang phục cho đội bưng quả

2.5 Mời chủ hôn:

  • Chủ hôn cho lễ rước dâu thường phải là người có tài ăn nói và giao tiếp khéo léo để thay mặt nhà trai phát biểu ở nhà gái. Chủ hôn nên là người đứng tuổi và có vai vế trong gia đình như ông nội, ông ngoại, chú, bác hoặc bạn bè thân thiết của ba mẹ, ông bà,…

2.6 Chọn váy cưới, vest cho cô dâu và chú rể:

  • Khâu này cũng tương đối mất nhiều thời gian bởi chắc chắn cô dâu nào cũng muốn khoác lên bộ áo cưới đẹp nhất, trở nên nổi bật nhất trong ngày trọng đại. Bạn có thể nhờ các nhân viên ở tiệm tư vấn mẫu váy phù hợp với vóc dáng của mình. Đồng thời thử nhiều mẫu váy cưới khác nhau để lựa chọn được bộ váy ưng ý nhất.

2.7 Đặt in thiệp cưới:

  • Sau khi lên danh sách cưới, bạn sẽ dự trù được số lượng thiệp cưới cần chuẩn bị. Bên cạnh kiểu dáng, mẫu mã bạn cũng cần lưu ý số lượng dự trù để tránh lãng phí cũng như mất thời gian phải làm thêm vì đặt in thiếu.

2.8 Đặt phương tiện di chuyển ngày cưới:

  • Tùy vào khoảng cách địa lý giữa hai nhà để đặt xe hoặc máy bay đón dâu từ sớm

2.9 Chụp ảnh cưới:

  • Sau khi đã chọn được studio chụp ảnh và địa điểm chụp cũng như phong cách hình cưới. Bước kế  tiếp là hãy sắp xếp thời gian để chụp ảnh, có thể là ngoại cảnh hay phim  trường tùy theo sở thích của bạn.

danh-sach-cac-viec-nha-trai-can-lam-truoc-ngay-cuoi

2.10 Lên kịch bản cưới:

  • Thông thường tại địa điểm tổ chức tiệc cưới sẽ có sẵn kịch bản dành cho đám cưới như: tiết mục mở màn, lời dẫn đám cưới mới CD-CR, nghi thức rót rượu, cắt bánh, mời hai bên gia đình, phát biểu 2 họ, nghi thức dâng rượu và nâng ly chúc mừng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể linh động thay đổi kịch bản để tiệc cưới của bạn trở nên đặc biệt hơn nữa như CDCR đọc the vow, gameshow, CD tung hoa…

2.11 Viết thiệp mời:

  • Viết thiệp cưới dựa trên danh sách mời cụ thể từ bước chuẩn bị đám cưới ở trên

3. Danh sách việc nhà trai cần chuẩn bị trước lễ cưới 1 tuần:

3.1 Mời thiệp cưới:

  • Trước đám cưới 1 tuần là thời điểm lý tưởng nhất để bạn phát thiệp mời, gọi điện báo hỷ để mời bạn bè, quan khách. Không nên sớm hơn bởi họ có thể quên và không nên quá muộn khiến họ không thu xếp được công việc.
  • Mời thiệp cưới là bước sẽ mất khá nhiều thời gian, hai bạn có thể cùng nhau đi mời khách hoặc chia ra mời đều được. Việc phát thiệp mời nên tiến hành theo nhóm: công ty, phòng ban, nhóm bạn bè hoặc họ hàng để không bị thiếu sót.

3.2 Lau dọn bàn thờ gia tiên:

  • Bạn có thể dùng nước ấm hoặc rượu pha với gừng tỏi và một số thảo dược như quế, hồi, đinh hương, bạch đà,… để lau dọn bàn thờ gia tiên vừa có tác dụng tẩy uế, trừ tà, vừa tạo sự thanh tịnh cho bàn thờ gia tiên.

3.3 Soạn bài phát biểu trong lễ rước dâu:

  • Để bài phát biểu được trôi chảy, súc tích và giàu cảm xúc, đừng quên soạn sẵn bài phát biểu và nhờ người phát biểu diễn tập trước gương nhiều lần trước ngày hôn lễ nhé. Tham khảo bài phát biểu mẫu tại đây

3.4 Đặt hoa cưới cầm tay và cài áo:

  • Trong lễ rước dâu, chú rể sẽ mang theo một bó hoa để trao cho cô dâu ngay lúc gặp mặt và cô dâu sẽ cầm bó hoa đó cho đến khi mọi nghi thức được hoàn thành. Vì vậy, trước lễ rước dâu cặp đôi nên dành thời gian đến cửa hàng hoa để cùng nhau thống nhất loại hoa cũng như cách bó theo sở thích của cô dâu.

3.5 Đặt chỗ trang điểm cho mẹ chú rể:

3.6 Bỏ phong bì lì xì cho đội bưng quả:

  • Đây là một khoản tiền nhỏ cô dâu chú rể chuẩn bị để ‘giữ duyên’ cho những người đã giúp mình bê tráp sính lễ trong lễ rước dâu. Số lượng phong bì tương ứng với số lượng thành viên bưng quả ở cả nhà trai lẫn nhà gái, mệnh giá mỗi bao lì xì thường tương đương nhau từ 50.000 – 100.000 VNĐ tùy vào điều kiện kinh tế của gia đình.

danh-sach-cac-viec-nha-trai-can-lam-truoc-ngay-cuoi

3.7 Phân công và diễn tập trước ngày cưới:

  • Phân công người phụ trách các đầu việc như đón khách, thăm hỏi khách mời, sắp xếp khách vào bàn tiệc, chuẩn bị đồ ăn, quản lý thùng tiền mừng…

3.8 Thử lại trang phục cưới:

  • Việc chuẩn bị cho đám cưới tốn khá nhiều công sức khiến dâu rể có thể căng thẳng, ăn uống mất kiểm soát, dẫn đến cân nặng có thể thay đổi. Vì thế dâu rể cần đến studio cưới để thử lại trang phục mình đã “chấm” trước đó để có thể chỉnh sửa lại phù hợp với vóc dáng hiện tại nếu cần thiết.

3.9 Xác nhận lại tất cả dịch vụ đặt hàng:

  • Hãy bật phone lên và xác nhận hết với tất cả các đơn vị từ nhà hàng, phương tiện đi lại, studio chụp ảnh cưới, cho thuê váy cưới,….. Để chắc chắn rằng mọi thứ đã sẵn sàng cho ngày trọng đại của bạn

Cuối cùng, vào ngày đám cưới thì hãy hít thật sâu và thở ra từ từ. Tự nhủ bản thân rằng “Tôi đã sẵn sàng” và lên đồ bắt đầu bước vào lễ đường thôi.

Trên đây là hướng dẫn danh sách việc nhà trai cần chuẩn bị trước lễ cưới mà Melisa Center muốn chia sẻ tới các cặp cô dâu chú rể tương lai. Việc chuẩn bị đám cưới chưa bao giờ là dễ dàng, nhẹ nhàng cả. Tuy nhiên, sự chuẩn bị càng chu đáo bao nhiêu, bạn bỏ ra tâm sức càng lớn thì ngày cưới sẽ nhận lại càng nhiều niềm vui, hạnh phúc.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Bạn cần biết

Bài viết liên quan