MÂM QUẢ CƯỚI GỒM NHỮNG GÌ?

Mâm quả cưới được xem như là một lễ vật không thể thiếu trong đám cưới của bất kỳ vùng miền nào. Mỗi mâm quả đều mang đến những ý nghĩa quan trọng với mong muốn mang đến và cầu chúc những điều tốt đẹp nhất cho cô dâu chú rể.

Tùy thuộc vào từng vùng miền mà số lượng mâm quả và bao gồm những gì sẽ khác nhau. Thông thường số lượng mâm quả ở miền Bắc luôn là số lẻ, có thể từ 3,5,7,9 hoặc đến 11 tráp. Tuy nhiên số lễ trên mâm quả lại được chuẩn bị với số chẵn và đi theo cặp với ý nghĩa vợ chồng đồng lòng có nhau. Với phong tục cưới hỏi của miền Nam thì ngược lại, số lượng mâm quả lại là số chẵn, thường là 6 hoặc 8.

Ở miền Nam, người ta thường sử dụng 6 mâm quả trong đám hỏi bởi số 6 được coi là con số may mắn, tượng trưng cho tài lộc. Tùy thuộc điều kiện kinh tế mà các lễ vật trong mâm quả có thể khác nhau ít nhiều. Thông thường, 6 mâm quả trong đám hỏi ở miền Nam sẽ bao gồm: trầu cau; trà, rượu, nến; bánh su sê; xôi gấc; hoa quả; heo quay.

1. MÂM TRẦU CAU

Cũng giống như phong tục cưới hỏi của các vùng miền khác, những tráp trầu cau tươi xanh là lễ vật không thể thiếu được trong lễ ăn hỏi. Trên mâm quả sẽ có 105 quả cau và cứ mỗi quả cau thì cần 2 lá trầu. Con số 105 ở đây mang ý nghĩa sinh sôi nảy nở, trăm năm hạnh phúc.

2. MÂM TRÀ, RƯỢU VÀ NẾN TƠ HỒNG

Đây là mâm lễ thể hiện sự tôn kính của con cháu đối với các bậc tổ tiên. Mâm trà, rượu và nến tơ hồng sẽ được để lên bàn thờ gia tiên như cầu mong tổ tiên chứng giám và chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ. Rượu với hương vị cay nồng ngụ ý cho cuộc sống hôn nhân của cặp đôi sẽ có nhiều khoảnh khắc ấm áp và nồng nàn bên nhau.
Đặc biệt, cặp nến tơ hồng được khắc long phụng do nhà trai chuẩn bị để trưởng bối đại diện nhà gái thắp trên bàn thờ tổ tiên. Thay cho lời chúc phúc từ người lớn trong nhà đối với con cháu sẽ có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc đến răng long đầu bạc.

3. MÂM BÁNH PHU THÊ ( HAY CÒN GỌI LÀ BÁNH SU SÊ)

Mâm quả này có thể có mặt trong cả lễ ăn hỏi ở cả miền Bắc và cả miền Trung. Là một loại bánh truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là không thể thiếu trong các nghi thức cưới hỏi. Với nguồn gốc và ý nghĩa mà chiếc bánh này hàm chứa đã khiến nó trở thành loại bánh vô cùng ý nghĩa để trở thành một trong số những sính lễ mà nhà trai mang sang hỏi cưới nhà gái.
Bên cạnh cái tên quen thuộc, nhiều người còn gọi đây là cặp bánh âm dương, là biểu tượng cho sự hòa hợp của đất trời. Âm dương đồng thuận thể hiện sự gắn kết bền chặt trong đời sống vợ chồng. Bánh phu thê miền Nam cũng có chút khác biệt so với miền Bắc. Bánh thường được gói vuông vắn bằng lá dứa.

4. MÂM HOA QUẢ

Mâm hoa quả trong lễ hỏi của người miền tây thường là những loại trái cây đặc trưng như táo, nho, măng cụt, mãng cầu, đu đủ, xoài…Các loại trái cây với hương vị ngọt ngào sẽ là lời cầu chúc một cuộc sống ngọt ngào và hạnh phúc viên mãn.
Nên tránh lựa chọn những loại quả có tên không may mắn hoặc có vị đắng.

5. MÂM HEO QUAY

Đối với lễ ăn hỏi của người miền tây không thể thiếu heo quay, bởi theo quan niệm của người dân miền sông nước, heo quay sẽ mang đến sự may mắn và hạnh phúc
Ngày trước, heo quay được chuẩn bị cho đám hỏi rất đơn giản, nhưng ngày nay mâm quả này được chuẩn bị thêm chút cầu kỳ bằng việc gắn hoa lên heo quay và để trên một cái khay đẹp.

6. MÂM XÔI GẤC

Xôi với màu đỏ rực rỡ của gấc mang lại sự may mắn và hạnh phúc cho đôi vợ chồng mới cưới. Mâm quả tượng trưng cho lời chúc phúc cho cặp đôi về một cuộc sống ấm no, đầy đủ và hạnh phúc bền lâu.
Có thể thấy, mâm quả cưới không chỉ là lễ vật đến xin con dâu mà quan trọng hơn nó còn thể hiện sự thành kính của gia đình nhà trai. Vì vậy, sự chu đáo, cẩn thận trong chuẩn bị mâm quả cưới là điều vô cùng cần thiết. Hy vọng, với những chia sẻ hữu ích trên đây đã giúp các bạn giải tỏa được thắc mắc liên quan đến mâm quả cưới gồm những gì, để chuẩn bị mâm quả cưới tốt nhất cho ngày trọng đại của mình.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Bạn cần biết

Bài viết liên quan

Trình tự nghi lễ cưới ngày nay

Sau một khoảng thời gian tìm hiểu, nếu cô dâu và chú rể cảm thấy  phù hợp, muốn tiến đến dài lâu thì cả hai sẽ thông báo cho cha mẹ hai bên để tiến hành các bước trong thủ tục tổ chức cưới hỏi. Thông thường trình tự nghi

Xem thêm »

Năm hung niên là gì, cách tính năm hung niên

1. Năm hung niên là gì? Năm hung niên chính là năm xung khắc với tuổi cô dâu, chú rể. Vào năm này người ta thường kiêng kỵ việc cưới hỏi. Ông bà ta cho rằng khi tiến hành cưới hỏi vào năm hung niên sẽ gặp nhiều điều nhiều bất

Xem thêm »

NGÀY CƯỚI ĐẸP 2026: TỔNG HỢP ĐẦY ĐỦ NHẤT

Đám cưới là việc đại sự trong đời của cô dâu và chú rể. Vì thế việc xem ngày tốt để làm đám cưới không chỉ là cách để con người thể hiện thái độ nghiêm túc, thận trọng trước việc trọng đại của đời người  mà còn giúp cô

Xem thêm »