Ba sự cố không mong đợi thường gặp trong tiệc cưới

Tuy đã vất vả chuẩn bị hàng tháng trời, đến đám cưới, “cái kết hạnh phúc”, bạn vẫn có thể gặp phải vô khối tình huống dở khóc dở cười. Những kinh nghiệm nhớ đời được các cô dâu chia sẻ sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị để xử lý những tình huống này một cách êm thấm nhất.

Cùng nghe các cô dâu tâm sự về đám cưới và những sự cố dở khóc, dở cười nhưng nhờ đó lại khiến cho đám cưới đáng nhớ hơn.

 

1. Khách đông, bàn ít

Việc tính toán ngân sách cho đám cưới khiến bạn không dám “vung tay quá trán”, dẫn đến việc thiếu bàn tiệc, gây bối rối cho cả chủ và khách. Tâm (27 tuổi – nhân viên văn phòng) chia sẻ: “Do ngân sách cưới được bố mẹ tài trợ phần lớn nên vợ chồng chúng tôi cũng chẳng dám mời bạn bè nhiều, đa số là khách của bố mẹ. Do vậy, khi có những khách mời dẫn theo cả gia đình 3-4 người đến tham dự, tôi và chồng đã khá bối rối. Chúng tôi phải phải tức tốc xin thêm 3 bàn của nhà hàng. Vậy mà vẫn còn có những khách mời ngại ngùng gửi lời chúc rồi về vì không có chỗ ngồi. Sau đám cưới khá lâu, nhiều lần chúng tôi vẫn nhận được những lời góp ý về sự cố ấy.

Để tránh sự cố thiếu bàn, bạn hãy trao đổi cùng nhà hàng phương án hỗ trợ bàn tiệc dự bị. Nếu số lượng bàn này vẫn không đủ, bạn nên chữa cháy bằng cách đặt thêm những món chế biến nhanh khác có sẵn trong nhà hàng với chất lượng tương đương để phục vụ thêm cho khách.

 

2. Khách mời đến muộn

Thói quen giờ dây thun cũng gây không ít phiền phức cho các đám cưới. Thu Hà, một cô dâu mới chia sẻ: “Do chúng tôi muốn có một chương trình tiệc cưới phong phú, nên đã ghi chú trên thiệp cưới là các quý khách vui lòng đến đúng giờ. Tuy nhiên, khi nhạc đã trỗi lên, và 1-2 tiết mục đã trôi qua mà trong sảnh tiệc mới chỉ lác đác vài bàn đông đủ khách. Thế là, chúng tôi đành phải tạm ngưng các tiết mục nhảy, hát và trò chơi lại và trình chiếu các hình slide trong lúc chờ đợi“.  Khi đã đến giờ cử hành nghi lễ theo kế hoạch, nếu bạn vẫn tiếp tục chờ đợi sẽ gây sự khó chịu cho những người đến sớm. Cô dâu chú rể nên thỏa thuận với nhà hàng về các mốc thời gian trong đám cưới. Thông thường nếu đã đúng giờ ghi trên thiệp và số khách đã hơn 2/3 là đã có thể bắt đầu.

Ngoài ra, khi lên chương trình cho tiệc cưới, bạn cũng không nên quá tham lam các tiết mục trình diễn, trò chơi mà chỉ nên đưa vào khoảng 1-2 màn biểu diễn và 1 trò chơi lớn, 1 trò chơi để “làm nóng” bầu không khí với tổng thời lượng khoảng 20 phút là đủ. Cách này sẽ giúp điều chỉnh khối lượng chương trình một cách dễ dàng và linh động hơn.

 

3. Trẻ con quá nhiều và quấy khóc

Các “thiên thần nhỏ” này có thể trở thành những kẻ quấy rối bất đắc dĩ trong đám cưới của bạn và gây ra những rắc rối nhất định, nên bạn phải luôn dự trù tình huống cho những vị khách này.

Chị Hồng Phương (25 tuổi – Kế toán) chia sẻ về kinh nghiệm của mình:“Trong ngày cưới do căng thẳng nên bạn rất dễ cáu gắt và nhất là với những sự phá phách nghịch ngợm từ trẻ con. Hãy dự phòng cho trường hợp này bằng cách rà soát lại danh sách khách mời xem những người nào có thể dắt theo trẻ con. Nhà hàng có thể giúp bạn đặt một khu riêng cho các bé vui chơi. Tôi đã đặt thêm cupcake cùng kẹo ngọt để các bé có thể ăn và làm dáng chụp hình”.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Bạn cần biết

Bài viết liên quan

Trình tự nghi lễ cưới ngày nay

Sau một khoảng thời gian tìm hiểu, nếu cô dâu và chú rể cảm thấy  phù hợp, muốn tiến đến dài lâu thì cả hai sẽ thông báo cho cha mẹ hai bên để tiến hành các bước trong thủ tục tổ chức cưới hỏi. Thông thường trình tự nghi

Xem thêm »

Năm hung niên là gì, cách tính năm hung niên

1. Năm hung niên là gì? Năm hung niên chính là năm xung khắc với tuổi cô dâu, chú rể. Vào năm này người ta thường kiêng kỵ việc cưới hỏi. Ông bà ta cho rằng khi tiến hành cưới hỏi vào năm hung niên sẽ gặp nhiều điều nhiều bất

Xem thêm »

NGÀY CƯỚI ĐẸP 2026: TỔNG HỢP ĐẦY ĐỦ NHẤT

Đám cưới là việc đại sự trong đời của cô dâu và chú rể. Vì thế việc xem ngày tốt để làm đám cưới không chỉ là cách để con người thể hiện thái độ nghiêm túc, thận trọng trước việc trọng đại của đời người  mà còn giúp cô

Xem thêm »