Một số lưu ý về lễ lại mặt

Trong chuỗi các nghi thức cưới hỏi truyền thống của Việt Nam, lễ lại mặt tuy diễn ra sau lễ cưới nhưng cũng giữ vị trí rất quan trọng, thể hiện nét văn hóa tinh tế của dân tộc.

Ý nghĩa của lễ lại mặt

Xem thêm: Tổ Chức Hội Nghị

Theo quan niệm truyền thống của người Việt, sau khi lễ cưới diễn ra, cô dâu mới ở lại nhà chồng ắt còn nhiều điều bỡ ngỡ, lạ lẫm nên dễ nảy sinh tâm trạng nhớ nhung gia đình mẹ đẻ, bởi vậy, gia đình chồng sẽ sắp xếp lễ để cho đôi vợ chồng mới cưới quay về nhà bố mẹ đẻ của cô dâu để thể hiện sự hiếu nghĩa với bố mẹ vợ, vừa để cô dâu và gia đình bớt nhớ thương nhau.

Thời gian diễn ra lễ lại mặt

Trước đây, lễ lại mặt thường được thực hiện trong khoảng 1 đến 5 ngày từ sau lễ cưới, nếu hai gia đình ở gần nhau, nếu lễ cưới diễn ra vào buổi trưa, lễ lại mặt có thể được thực hiện ngay trong chiều ngày hôm đó. Tuy nhiên hiện nay, do điều kiện một số cặp đôi có gia đình ở quá xa nhau nên nghi lễ này có thể được miễn.

Lễ vật trong lễ lại mặt

Bạn có thể muốn xem :

Lễ vật trong lễ lại mặt thường đơn giản hơn lễ vật trong những nghi lễ cưới hỏi khác và tùy từng nơi, thành phần lễ vật trong lễ lại mặt cũng khác nhau. Có nơi lễ lại mặt bao gồm trầu cau, gà, gạo nếp, có nơi lễ lại mặt chỉ gồm bánh kẹo và chai rượu,…

Trên đây là những thông tin cốt lõi nhất về lễ lại mặt để các cặp dâu rể tham khảo, có kế hoạch sắp xếp thời gian, điều kiện để có thể thực hiện tròn vẹn các nghi thức cưới hỏi truyền thống của dân tộc.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Bạn cần biết

Bài viết liên quan

DANH SÁCH NHÀ HÀNG TIỆC CƯỚI TÂN PHÚ

Bạn đang tìm địa điểm đãi tiệc cưới khu vực quận Tân Phú nhưng chưa biết khu vực này có những nhà hàng nào. Dưới đây là tổng hợp mới nhất danh sách nhà hàng tiệc cưới Tân Phú kèm bảng giá chi tiết. Mời các bạn cùng tham khảo.

Xem thêm »