Trong lễ cưới hiện đại ngày nay, bánh cưới dường như là một chi tiết đắt giá mà cặp uyên ương nào cũng muốn chuẩn bị thật chu đáo để trưng bày trong hôn lễ của mình. Vậy chiếc bánh cưới có ý nghĩa như thế nào? Trung tâm Tổ Chức Hội Nghị – Tiệc cưới Melisa xin giới thiệu tới các bạn ý nghĩa của chiếc bánh cưới trong lễ cưới.
Nguồn gốc chiếc bánh cưới
Xem thêm: nha hang tiec cuoi tot nhat tphcm
Chiếc bánh cưới tuy mới được du nhập vào Việt Nam trong khoảng chục năm gần đây nhưng nó lại có lịch sử ra đời và phát triển lâu dài, từ thời La Mã, với hình mẫu nguyên thủy là một khối bánh bằng bột mỳ, không ngọt hoặc là những chiếc bánh cookie được xếp cao.
Hình ảnh cô dâu chú rể cùng cắt bánh trong lễ cưới là minh họa cho việc đồng lòng, cùng nhau tận hưởng sự ngọt ngào cũng như san sẻ mọi việc trong cuộc sống. Ở một số nơi, sau khi cắt bánh, chú rể sẽ bẻ vụn bánh và ụp lên đầu cô dâu để thể hiện sự thống trị.
Sự phát triển của lịch sử bánh cưới
Xem thêm: gia dat tiec cuoi
Từ chiếc bánh không ngọt ở thời La Mã, những người Anh đã biến tấu thành những chiếc bánh nhân nho hoặc hạnh nhân nhỏ xinh và các vị khách mời đám cưới cũng thường mang bánh đến tặng cho đôi uyên ương. Sau buổi lễ, tất cả bánh sẽ được xếp lại thành nhiều tầng và cô dâu chú rể sẽ trao nhau nụ hôn qua chồng bánh cao đó, chồng bánh càng cao thì cặp đôi sẽ càng hạnh phúc và có nhiều con cái.
Từ đây, những chiếc bánh cưới bắt đầu được định hình theo hình tháp chuông nhà thờ, cao tối thiểu 3 tầng và thường có màu trắng tượng trưng cho sự trong sáng, thuần khiết.
Bánh cưới hiện đại ngày nay
Xem thêm: dia diem to chuc tiec cuoi quan tan binh
Từ lịch sử phát triển lâu đời và đa dạng, bánh cưới ngày nay được sáng tạo với những kiểu dáng, mùi vị vô cùng đa dạng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Với những ý nghĩa của bánh cưới như vậy, hẳn các cô dâu chú rể sẽ hiểu rõ hơn tại sao nên có chiếc bánh cưới trong tiệc cưới của mình phải không?