Lễ hằng thuận- Nghi thức và ý nghĩa

1. Lễ hằng thuận là gì?

Hằng thuận là một nghi thức lễ cưới theo kiểu Phật Giáo.“Hằng” là vĩnh hằng, trường tồn; “Thuận” có nghĩa là hòa thuận, đồng lòng, cùng hướng về những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Hằng thuận là kỹ năng sống hòa thuận, tâm đầu ý hợp, cùng chia sẻ trách nhiệm và hạnh phúc trong hôn nhân.  Trong lễ hằng thuận, dưới sự minh chứng của Đức Phật cùng với  sự hướng dẫn của các quý Thầy sẽ giúp đôi vợ chồng hiểu được đạo lý vợ chồng từ đó xây dựng được đời sống hôn nhân an lạc, hạnh phúc, dựa trên nền tảng đạo đức tâm linh.

Le-hang-thuan-la-gi

2. Nghi thức lễ hằng thuận:

2.1 Cung thỉnh chư tăng, tuyên bố lý do, giới thiệu tăng đoàn, quan khách:

  • Vị chủ hôn sẽ tiến hành tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham dự, chương trình buổi lễ.

2.2 Lễ nguyện hương, cầu phật chứng minh hôn lễ, xướng lễ tam bảo:

  • Trong nghi thức này, các thầy sẽ đọc kinh thiện sinh có khả năng soi sáng đời sống hạnh phúc gia đình và các mối quan hệ xã hội bao gồm cha mẹ và con cái, bà con huyết thống, tình làng nghĩa xóm, thầy giáo và học trò, chủ lao động và hợp tác lao động và Tăng Ni và Phật tử….Đôi tân hôn và bà con hai họ đọc kinh Thiện Sinh trước khi chính thức tác lễ hôn phối sẽ có những tác động tâm thức, nhận thức thấu đáo các chuẩn mực đạo đức gia đình theo trình tự: Tình yêu, hôn nhân, làm cha mẹ, sanh con cái… từ đó tương quan vợ chồng, cha mẹ và con cái, anh chị em, gia đình và làng xóm… được thể hiện một cách trọn vẹn.

2.3 Đôi tân hôn đọc 4 điều phát nguyện:

  • Tiếp theo, cô dâu, chú rể sẽ quỳ trước hình tượng của Đức Phật để phát nguyện và nhận lời ban phước cũng như lời răn dạy về luân thường đạo lý trong hôn nhân, gia đình cũng như ngoài xã hội của vị trụ trì buổi lễ .
    • Điều phát nguyện thứ nhất: Chúng con nguyện sống, tiếp nối đạo đức và truyền thống văn hóa Việt Nam và gia tộc chúng con.
    • Điều phát nguyện thứ hai: Chúng con nguyện sống chung thủy, hiểu biết, thương yêu, chăm sóc, chia sẻ và nâng đỡ nhau với lòng kiên nhẫn.
    • Điều phát nguyện thứ ba: Chúng con nguyện sống với tinh thần tôn trọng và thái độ hài hòa; không gây sự, không trách móc, không hờn giận; không lý luận hơn thua, để bồi đắp hạnh phúc và an vui.
    • Điều phát nguyện thứ tư: Chúng con nguyện có trách nhiệm hướng dẫn con cháu là Phật tử từ nhỏ, dồn hết tâm lực và phương tiện, xây dựng hạnh phúc cho con cháu.

2.4 Trao nhẫn cưới trong lễ hằng thuận:

  • Thầy chủ lễ giải thích ý nghĩa của việc trao nhẫn cưới: đôi tân hôn sẽ lần lượt trao nhẫn cưới cho nhau, xác định tình yêu và sự cam kết mà hai bên dành cho nhau là tự nguyện, với mục đích cùng nhau xây dựng một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Đồng thời thầy chủ lễ trao chứng nhận và điệp quy y, hướng dẫn đảnh lễ bày tỏ sự tôn trọng, bình đẳng lẫn nhau, yêu thương ông bà, cha mẹ hai bên

2.5 Lời chúc phúc của hai họ:

  • Đại diện gia đình chú rể và cô dâu lần lượt chúc phúc cho đôi tân hôn và chia sẻ kinh nghiệm hạnh phúc. Lời chia sẻ nên ngắn gọn, có giá trị soi sáng đời sống vợ chồng, giữ gìn hạnh phúc lứa đôi và nuôi dạy con cái.

2.6 Pháp thoại của thầy chủ lễ trong lễ hằng thuận:

Thầy chủ lễ thay mặt Tăng đoàn nói pháp thoại về hôn nhân, hướng dẫn đôi tân hôn sống đời vợ chồng hạnh phúc theo tinh thần Phật dạy:

nghi-thuc-le-hang-thuan

2.6.1  Bốn yếu tố hạnh phúc vợ chồng:

a) Đồng tín: cùng theo đạo Phật, tin nhân quả nghiệp báo.
b) Đồng giới: cùng sống đạo đức trong sáng và thanh cao.
c) Đồng trí: cùng chí hướng, lý tưởng, xem nhau là bạn đời.
d) Đồng thí: cao thượng và rộng lượng trong chia sẻ, giúp đời, cứu người.

2.6.2. Trách nhiệm đạo đức của vợ chồng:

Dựa vào kinh Thiện Sinh, giải thích ngắn gọn về ý nghĩa đạo đức của các trách vụ vợ và chồng cùng vâng giữ.

2.6.3. Hiếu thảo và thuận hòa gia đình hai họ:

Khẳng định sự hiếu kính với cha mẹ hai họ là nền tảng mang lại hạnh phúc lâu dài trong tương quan thông gia mà hai bên phải xem cha mẹ của bên kia cũng chính là cha mẹ ruột của mình. Đồng thời, sống thuận hòa, kính trên, nhường dưới trong quan hệ với anh chị em bên vợ và bên chồng. Vợ chồng cam kết chia sẻ trách nhiệm và mối quan tâm đến hai họ, không thiên vị bên nào.

2.6.4. Các yếu tố xây dựng hạnh phúc gia đình v.v…

2.6.5. Cầu chúc đôi tân hôn sống chung thủy và hạnh phúc.

2.7 Hồi hướng, tặng quà lưu niệm:

  • Kết thúc lễ hằng thuận, chủ lễ và gia đình có thể tặng hoa hoặc quà cho nhau, để thay lời tri ân đã cùng gia đình hoàn thành tâm nguyện cho đôi trẻ và gửi gắm lời chúc cho hạnh phúc lứa đôi.

Để tìm hiểu thêm nhiều khái niệm thú vị khác liên quan đến cưới hỏi, đừng quên truy cập trang https://melisacenter.vn/tin-tuc/ nhé!

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Bạn cần biết

Bài viết liên quan

DANH SÁCH NHÀ HÀNG TIỆC CƯỚI TÂN PHÚ

Bạn đang tìm địa điểm đãi tiệc cưới khu vực quận Tân Phú nhưng chưa biết khu vực này có những nhà hàng nào. Dưới đây là tổng hợp mới nhất danh sách nhà hàng tiệc cưới Tân Phú kèm bảng giá chi tiết. Mời các bạn cùng tham khảo.

Xem thêm »