THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN MỚI NHẤT 2021

Thủ tục đăng ký kết hôn thì cần đáp ứng những điều kiện pháp lý nào? Độ tuổi đăng ký kết hôn với nam và nữ hiện nay ? Những trường hợp nào thuộc diện cấm kết hôn (kết hôn trái luật) ? Và một số pháp lý khác liên quan đến điều kiện đăng ký kết hôn 2021.

1. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ cần phải đáp ứng một số điều kiện được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình như:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn phải do hai bên tự nguyện quyết định;
  • Hai bên không mất năng lực hành vi dân sự;
  • Không thuộc những trường hợp bị cấm kết hôn như: Kết hôn giả tạo; cưỡng ép kết hôn; tảo hôn; kết hôn trong phạm vi 3 đời; đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn với người khác, …

Đặc biệt: Việc kết hôn phải đăng ký và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Nếu không đăng ký thì sẽ không có giá trị pháp lý.

2. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN MỚI NHẤT 2021

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn;
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được UBND cấp xã nơi cư trú cấp.
  • Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật (nếu trước đó đã từng kết hôn và ly hôn).
  • CMND, hộ chiếu, thẻ CCCD hoặc giấy tờ khác có dán ảnh.

Lưu ý: những loại giấy tờ này phải đang còn thời hạn sử dụng;

Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền

Được quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014, sau khi chuẩn bị đủ các giấy tờ nêu trên. Các cặp đôi cần đến UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của 1 trong 2 bên để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.

Ngoài ra, tại Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014. Các trường hợp dưới đây, nơi thực hiện đăng ký kết hôn cho các cặp nam, nữ là UBND cấp huyện:

  • Công dân Việt Nam với người nước ngoài;
  • Công dân Việt Nam định cư nước ngoài với nhau;
  • Công dân Việt Nam cư trú trong nước với công dân Việt Nam định cư nước ngoài;
  • Công dân Việt Nam có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

Đặc biệt, đối với hai người nước ngoài khi có nhu cầu đăng ký kết hôn ở Việt Nam thì đến UBND cấp huyện nơi mà một trong hai bên cư trú để thực hiện việc đăng ký kết hôn (khoản 1 Điều 37 Luật Hộ tịch).

Bước 3: Giải quyết đăng ký kết hôn

Nếu đáp ứng đủ điều kiện để làm thủ tục đăng ký kết hôn, cán bộ tư pháp sẽ ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam nữ ký tên vào Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và  Sổ hộ tịch.

Đồng thời 2 bên nam, nữ cùng ký vào Giấy đăng ký kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn. Sau đó, cán bộ tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã để trao Giấy chứng nhận kết hôn cho 2 bên nam, nữ.

Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được cấp ngay sau khi cán bộ tư pháp nhận được đủ hồ sơ hợp lệ và xét thấy có đủ điều kiện kết hôn theo quy định ( Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP). Trường hợp nếu cần xác minh thêm những điều kiện kết hôn của 2 bên nam, nữ thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận kết hôn không được quá 5 ngày làm việc.

Riêng trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài, việc trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được thực hiện trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày ký.

Đặc biệt: Nếu trong 60 ngày kể từ ngày đăng ký mà hai bên không thể có mặt để nhận giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì Giấy đăng ký  kết hôn này sẽ bị hủy. Nếu 2 bên muốn kết hôn thì phải thực hiện thủ tục lại từ đầu.

Lệ phí đăng ký kết hôn

Nếu đăng ký kết hôn của các công dân Việt Nam cư trú trong nước thì được miễn lệ phí đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 11 Luật Hộ tịch.

3. MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

1. Thủ tục đăng ký kết hôn khác tỉnh như thế nào?

Được quy định tại điều 18 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về thủ tục đăng ký kết hôn và quản lý hộ tịch “Khi 1 người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn với người xã, phường, thị trấn khác. Thì phải có sự xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó”.

Như vậy: Bạn có thể đăng ký kết hôn khác tỉnh (tại quê nhà của vợ/chồng) nhưng cần có giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp.

2. Thủ tục đăng ký kết hôn khi vợ/chồng mất tích

Một người chỉ được công nhận mất tích khi được Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó đã mất tích (căn cứ vào Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015). Tuy nhiên, khi đó, quan hệ hôn nhân giữa người bị tuyên bố là mất tích với người vợ/chồng của người đó vẫn còn tồn tại.

Theo quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình, việc chung sống  như vợ chồng hoặc kết hôn với người đang có chồng, đang có vợ là hành vi bị cấm. Bởi vậy, nếu vợ/chồng của người bị tuyên bố mất tích muốn đăng ký kết hôn với người khác thì buộc phải có yêu cầu ly hôn thì Tòa án.

Như vậy, khi vợ hoặc chồng mất tích, nếu người còn lại muốn kết hôn với người khác thì phải thực hiện 3 thủ tục dưới đây:

  • Yêu cầu Tòa án tuyên bố người mất tích;
  • Yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề ly hôn với người đã bị tuyên bố mất tích;
  • Thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn (lần 2).

 

3. Thủ tục kết hôn với người Việt Nam định cư tại nước ngoài hoặc người nước ngoài

1. Trường hợp công dân Việt Nam kết hôn cùng người nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn là thành phố trực thuộc Trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi công dân Việt Nam đó thường trú.

2. Trường hợp 2 công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở nước ngoài hoặc giữa công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài với người nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn là Cơ quan đại diện Việt Nam (Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam hoặc cơ quan đại diện Ngoại giao) ở nước mà 1 trong 2 bên nam nữ hoặc cả 2 bên nam nữ là công dân Việt Nam tạm trú.

Hồ sơ cần phải chuẩn bị gồm có:

  • Tờ khai đăng ký kết hôn
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
  • Hộ chiếu hoặc là giấy CMND (đối với công dân Việt Nam)
  • Bản sao hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam)

4. Đăng ký kết hôn trễ có bị phạt không?

Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn.

Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo Luật Hôn Nhân và Gia Đình, mà chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ/chồng.

Như vậy: Đăng ký kết hôn trước hay sau khi cưới đều không bị phạt. Tuy nhiên, nếu đăng ký kết hôn sau khi cưới thì quyền lợi giữa vợ và chồng sẽ không được pháp luật đảm bảo.

Melisa sưu tầm và tổng hợp

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Bạn cần biết

Bài viết liên quan

Trình tự nghi lễ cưới ngày nay

Sau một khoảng thời gian tìm hiểu, nếu cô dâu và chú rể cảm thấy  phù hợp, muốn tiến đến dài lâu thì cả hai sẽ thông báo cho cha mẹ hai bên để tiến hành các bước trong thủ tục tổ chức cưới hỏi. Thông thường trình tự nghi

Xem thêm »

Năm hung niên là gì, cách tính năm hung niên

1. Năm hung niên là gì? Năm hung niên chính là năm xung khắc với tuổi cô dâu, chú rể. Vào năm này người ta thường kiêng kỵ việc cưới hỏi. Ông bà ta cho rằng khi tiến hành cưới hỏi vào năm hung niên sẽ gặp nhiều điều nhiều bất

Xem thêm »

NGÀY CƯỚI ĐẸP 2026: TỔNG HỢP ĐẦY ĐỦ NHẤT

Đám cưới là việc đại sự trong đời của cô dâu và chú rể. Vì thế việc xem ngày tốt để làm đám cưới không chỉ là cách để con người thể hiện thái độ nghiêm túc, thận trọng trước việc trọng đại của đời người  mà còn giúp cô

Xem thêm »