Bảng chi phí tổ chức đám cưới chi tiết cho bạn tham khảo

Tổng hợp kinh nghiệm lên ngân sách cho đám cưới tại nhà hàngbảng chi phí đám cưới dự trù tiết kiệm, hiệu quả nhất. Để tránh bội chi cho đám cưới, bạn cần xác định những hạng mục cần thiết chi tiêu cho đám cưới của mình cũng như ngân sách dự kiến dành cho buổi tiệc. Từ đó, lên kế hoạch chi tiêu cụ thể và cắt giảm những khoảng chi tiêu không cần thiết.

I. Danh sách các đầu mục cần chi khi lên bảng dự trù kinh phí đám cưới:

Một tiệc cưới tại nhà hàng thông thường sẽ bao gồm 4 chi phí: Chi phí cho thực đơn, nước uống, phí phục vụ và chi phí cho các dịch vụ đi kèm. Đây là 4 chi phí cơ bản cho một tiệc cưới nhưng không phải tiệc cưới nào cũng có đầy đủ 4 chi phí này. Tùy vào thời điểm bạn đặt tiệc và tùy vào chương trình ưu đãi của các nhà hàng tại thời điểm bạn đặt tiệc mà chi phí cưới có thể rút gọn chỉ còn 2 thậm chí là 1 nếu bạn săn được ưu đãi cưới từ các đơn vị tổ chức cưới. Tại Melisa, chúng tôi luôn có chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho các khách hàng đặt tiệc tại Melisa. Bạn có thể cập nhật chương trình ưu đãi mới nhất của Melisa tại đây

1.    Các dịch vụ đi kèm trong tiệc:

Khoảng chi phí lớn nhất cho đám cưới chính là chi phí dành cho thực đơn. Cách tốt nhất là đi từ tổng ngân sách mà hai bạn dành cho đám cưới, sau khi trừ đi các chi phí về dịch vụ, nước uống sẽ là chi phí dành cho thực đơn. Các dịch vụ cơ bản đi kèm trong tiệc thường là MC dẫn chương trình, ban nhạc chơi trong tiệc, vũ đoàn khai tiệc đầu giờ và các chi phí về trang trí tiệc như cổng hoa, backdrop chụp hình, bàn gallery.  Nếu ngân sách rủng rỉnh bạn có thể cân nhắc đặt thêm một số dịch vụ như ca sĩ, dàn karaoke hoặc màn hình led…Đa số các dịch vụ này thường được tặng kèm trong tiệc dựa trên số lượng bàn bạn chốt, bạn đặt càng nhiều bàn thì chương trình ưu đãi càng tốt. Để lại thông tin của bạn tại đây để biết chính xác các dịch vụ được tặng kèm trong tiệc theo cấp số bàn.

2.    Phí phục vụ:

Đa số các nhà hàng đều thu phí phục vụ. Phí phục vụ là chi phí để trả cho nhân viên phục vụ bàn. Phí phục vụ tại Melisa là 180.000đ/bàn ( cập nhật 2023) , và cam kết 1 nhân viên phục vụ 1 bàn. Hiện Melisa đang có ưu đãi tặng phí phục vụ cho các tiệc diễn ra trong tuần hoặc trưa ngày cuối tuần.

3.    Phí nước uống trong bảng chi phí đám cưới dự trù:

Phần nước uống sẽ bao gồm chi phí cho nước ngọt, nước suối và bia. Đa số các nhà hàng sẽ bao trọn gói nước ngọt và nước suối cho bạn theo hình thức rót ra bình lớn. Một số nhà hàng sẽ bao bia, tùy vào chính sách ưu đãi của nhà hàng sẽ có các hình thức ưu đãi bia và loại bia khác nhau. Có nhà hàng sẽ tặng bia theo bàn. Có thể là 1 két 1 bàn hoặc nửa két 1 bàn. Uống quá số lượng thì trả thêm tiền. Nhược điểm của hình thức này là dễ bội chi do không kiểm soát được lượng bia mà nhân viên phục vụ rót cho khách. Hình thức mà mọi người ưa chuộng  nhất hiện nay và được nhiều nhà hàng lớn áp dụng đó là bao bia theo giờ. Ở hình thức này, khách hàng sẽ được uống thoải mái trong khung giờ ưu đãi của nhà hàng mà không quy định số két bia trên một bàn. Melisa hiện nay đang có ưu đãi tặng trọn gói bia trong 2.5h.

4.    Thực đơn trong bảng chi phí đám cưới dự trù:

Sau khi đã xác định xong chi phí dành cho dịch vụ và bia, thì phần chi phí còn lại sẽ dành cho thực đơn. Melisa xin dẫn một chia sẻ cụ thể của một cô dâu đã đãi tiệc tại Melisa:

“Ngân sách dự kiến cho đãi tiệc tại nhà hàng của mình là 100 triệu, mình dự kiến đãi tầm 25 bàn. Sau khi tham khảo tại Melisa mình dự định sẽ tổ chức vào tối thứ 6 do vào thời điểm này nhà hàng có nhiều ưu đãi dành cho cô dâu chú rể và giảm tình trạng khách mời không thể dự do cuối tuần rất nhiều cặp tổ chức đám cưới . Với mức bàn 25 mình được tặng hầu hết các dịch vụ cơ bản trong tiệc như MC, ban nhac, các dịch vụ trang trí cơ bản như cổng hoa, trụ lối đi… Mình không đặt dịch vụ vũ đoàn khai tiệc do đầu giờ vợ chồng mình sẽ song ca để buổi lễ mới lạ hơn. Thời điểm mình đặt tiệc mình được nhà hàng hỗ trợ voucher 2 triệu để đặt dịch vụ tại nhà hàng. Mình sử dụng voucher này đặt thêm 1 backdrop hoa tươi trị giá 2,5 triệu và 1 bàn gallery trị giá 2,5 triệu, bù 3 triệu. Vậy là tổng chi phí dành cho dịch vụ của mình là 3 triệu. Phần nước uống trong tiệc mình được bao trọn gói nước ngọt , nước suối, bia được tặng bia Sapporo chai trong 2.5h. Vậy là mình không tốn chi phí về khoảng nước uống trong tiệc. Phí phục vụ được tặng do tổ chức vào ngày trong tuần. Với tổng ngân sách 100 triệu, trừ 3 triệu cho phí dịch vụ mình còn 97 triệu. Chia đều chi phí cho 25 bàn thì giá thực đơn trung bình 1 bàn là 3,880 triệu/bàn. Tuy nhiên nhà hàng tặng miễn phí cho mình 4 bàn tiệc nên tổng cộng mình chỉ phải đặt 21 bàn.  Vậy là mình có thể đặt thực đơn với mức giá cao hơn tầm 4,6 triệu/bàn. ( Đây là chương trình ưu đãi và mức giá mình tổ chức vào tháng 12/2020) 

Sau khi tham khảo ý kiến của các dâu rể đã tổ chức cũng như được nhân viên tư vấn mình chọn thực đơn như sau:

  1. Gỏi mực kiểu Thái 690k/bàn
  2. Súp cua gà xe 610k/bàn
  3. Cá chẽm sốt Tứ Xuyên 710k/bàn
  4. Sườn heo nấu táo đỏ bánh mì 670k/bàn
  5. Lẩu Thái chua cay-bún 960k/bàn
  6. Chè tuyết nhĩ bạch quả- 410k/bàn

Tổng cộng: 4.050.000đ/bàn

II. Bảng chi phí đám cưới dự trù mẫu:

” Từ những tính toán như trên, mình đưa ra được 1 bảng dự trù kinh phí như bên dưới:

1.    Thực đơn: 4.050.000đ/bàn x 21 bàn= 85.050.000 đ

2.    Phí phục vụ: 180.000đ/bàn x 4 bàn tặng= 720.000 đ

3.    Thức uống: 490.000đ/bàn x 4 bàn tặng= 1.960.000 đ ( bàn tặng nhà hàng chỉ tặng thức ăn)

4.    Phí dịch vụ: 3.000.000đ

Tổng cộng: 90.730.000đ

Do đãi tiệc vào ngày trong tuần nên mình còn được nhà hàng tặng thêm thiệp cưới trên bàn chính thức nên mình tiết kiệm được 1 khoản là 8.000đ/thiệp x 210 thiệp= 1.680.000đ. Mình đặt thêm 50 thiệp, vậy toàn bộ thiệp cưới mình chỉ tốn 400.000đ. Vậy là tổng chi phí của mình chỉ hết 91.130.000đ, và mình còn 1 khoản gần 9 triệu dành cho các chi phí phát sinh khác. 

Do canh được chương trình ưu đãi nên mình còn được một voucher 5 triệu chụp ảnh cưới tại Orange Studio, nên còn tiết kiệm được thêm 5 triệu đồng cho dịch vụ chụp ảnh.”

Phía trên là cách dự trù kinh phí cho đám cưới . Tất nhiên, các bạn nên tham khảo nhiều nhà hàng để so sánh giá cả cũng như chương trình ưu đãi để chọn được cho mình một nhà hàng phù hợp với ngân sách của hai bạn. Và một kinh nghiệm trong quá trình đặt tiệc là các bạn không nên so sánh giá thực đơn, mà so sánh tổng chi phí bạn phải trả cho toàn bộ tiệc của mình. Một số nhà hàng không tặng bia mà tính tiền theo số lượng bia dùng thực tế trong tiệc. Do đó, bạn cũng nên đưa khoản chi phí này vào bảng dự trù kinh phí. Hoặc một số nhà hàng có tặng thêm bàn tiệc nên tổng chi phí nên chia cho cả bàn chính thức và bàn tặng chứ không phải chỉ tính riêng cho bàn chính thức, như vậy sẽ không chính xác. Một cách nữa đơn giản hơn là bạn yêu cầu nhân viên tư vấn ghi rõ từng chi phí có thể phát sinh trong tiệc để bạn tiện so sánh và đưa ra quyết định.

Hy vọng, những chia sẻ trên của Melisa sẽ phần nào giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình lên ngân sách cho đám cưới của mình.

*Lưu ý: Đây là mức giá tham khảo 2020. Để được tư vấn chương trình và chi phí chi tiết cho tiệc của bạn vui lòng nhấn vào mục liên hệ hoặc inbox trực tiếp fanpage của Melisa để được hỗ trợ nhanh nhất!

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Bạn cần biết

Bài viết liên quan

Trình tự nghi lễ cưới ngày nay

Sau một khoảng thời gian tìm hiểu, nếu cô dâu và chú rể cảm thấy  phù hợp, muốn tiến đến dài lâu thì cả hai sẽ thông báo cho cha mẹ hai bên để tiến hành các bước trong thủ tục tổ chức cưới hỏi. Thông thường trình tự nghi

Xem thêm »

Năm hung niên là gì, cách tính năm hung niên

1. Năm hung niên là gì? Năm hung niên chính là năm xung khắc với tuổi cô dâu, chú rể. Vào năm này người ta thường kiêng kỵ việc cưới hỏi. Ông bà ta cho rằng khi tiến hành cưới hỏi vào năm hung niên sẽ gặp nhiều điều nhiều bất

Xem thêm »

NGÀY CƯỚI ĐẸP 2026: TỔNG HỢP ĐẦY ĐỦ NHẤT

Đám cưới là việc đại sự trong đời của cô dâu và chú rể. Vì thế việc xem ngày tốt để làm đám cưới không chỉ là cách để con người thể hiện thái độ nghiêm túc, thận trọng trước việc trọng đại của đời người  mà còn giúp cô

Xem thêm »